HỆ THỐNG ĐÀO TẠO cao đẳng ĐẠI HỌC TỪ XA
Tên ngành đào tạo: Luật (Law)
Bậc đào tạo: Đại học
Bằng tốt nghiệp: Cử nhân
Thời gian học: 3,5 năm
(Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học được xét miễn môn và rút ngắn thời gian đào tạo)
Đại học ngành Luật hệ từ xa là một giải pháp học tập hiệu quả cho những ai muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực pháp lý mà không cần phải đến trường hàng ngày. Chương trình học trực tuyến hiện đại, linh hoạt giúp sinh viên có thể cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập.
– Tiện Lợi và Linh Hoạt: Sinh viên có thể học mọi lúc, mọi nơi, tự điều chỉnh lịch học theo thời gian biểu cá nhân. Điều này rất phù hợp cho những người đang đi làm hoặc có lịch trình bận rộn.
– Tiết Kiệm Chi Phí và Thời Gian: Học trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí đi lại và sinh hoạt. Hơn nữa, học phí của các chương trình từ xa thường thấp hơn so với học trực tiếp tại trường.
– Chất Lượng Đào Tạo Cao: Chương trình học được thiết kế bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành luật, đảm bảo cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
– Hỗ Trợ Học Tập Tối Ưu: Sinh viên nhận được sự hỗ trợ từ giảng viên và cộng đồng học viên qua các nền tảng trực tuyến như diễn đàn, email và các buổi học trực tuyến.
Có kiến thức chung, căn bản thuộc chuẩn trình độ đại học của một cử nhân: Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, có kiến thức cơ bản khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ phù hợp với ngành đào tạo đáp ứng việc tiếp thu kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên môn;
Có sự hiểu biết rộng và vững về cơ sở ngành Luật, có kiến thức nền tảng về các lĩnh vực pháp luật và pháp luật về tố tụng để vận dụng giải quyết các vấn đề pháp lý trong công việc và cuộc sống.
Có những kiến thức cơ bản và phù hợp về kinh tế, quản trị, xã hội để bổ trợ thêm kiến thức cho người học có năng lực nghề nghiệp tốt trong những vị trí công việc sau khi tốt nghiệp.
+ Nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý;
+ Biết cách tra cứu các văn bản pháp luật, lựa chọn và áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn;
+ Kỹ năng nghiên cứu và lập luận;
+ Kỹ năng phân tích luật;
+ Tự cập nhật các kiến thức pháp luật mới và thực tiễn áp dụng;
+ Kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo, nhận diện được các vấn đề nảy sinh và đưa ra các quyết định phù hợp trong suốt quá trình làm việc.
+ Phân tích, bình luận bản án, quyết định của cơ quan tài phán; nghiên cứu, giải quyết những vấn đề pháp lý về tài sản, thừa kế, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, sở hữu trí tuệ, tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình, lao động; kỹ năng đàm phán, thương lượng, soạn thảo hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể.
+ Tư vấn và thực hiện các thủ tục hành chính, giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của công dân; tư vấn ban hành các quyết định quản lý; hoạt động thanh tra.
+ Kỹ năng tư duy phản biện;
+ Kỹ năng làm việc nhóm;
+ Kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết trình;
+ Kỹ năng lãnh đạo;
+ Kỹ năng giao tiếp tốt;
+ Kỹ năng thương lượng – đàm phán, kỹ năng tư duy pháp lý …;
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các đơn vị, cụ thể như sau:
Tại các đơn vị trên, người tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí như: chuyên viên, quản lý tại các bộ phận nhân sự, chính sách, pháp luật, tuyên truyền pháp luật:
– Tòa án nhân dân các cấp: thư ký, thẩm phán(sau khi hội đủ điều kiện) ;
– Viện kiểm sát nhân dân các cấp: Chuyên viên, Kiểm sát viên (sau khi hội đủ điều kiện);
– Cơ quan thi hành án các cấp: Chuyên viên, Chấp hành viên (sau khi hội đủ điều kiện);
– Công an nhân dân các cấp: công an trong các lĩnh vực.
Các tổ chức tư vấn luật hoặc doanh nghiệp:
– Các trung tâm cung cấp các dịch vụ tư vấn luật (văn phòng Luật sư, công ty luật,…): Chuyên viên tư vấn pháp lý, Luật sư tư vấn hoặc/và tranh tụng (sau khi hội đủ điều kiện);
– Doanh nghiệp: chuyên viên pháp lý, luật sư công ty.
Các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục và đào tạo có liên quan:
Người tốt nghiệp có thể làm nghiên cứu viên, giảng viên, giáo viên dạy luật tại:
– Các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu;
– Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp;
– Các trung tâm đào tạo nghề, …
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Luật, sinh viên có thể tiếp tục theo học ở bậc sau đại học để lấy bằng Thạc sỹ hay Tiến sỹ về Luật học hoặc học các chứng chỉ hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật như Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Công chứng viên, … ở các chương trình trong và ngoài nước.