HỆ THỐNG ĐÀO TẠO cao đẳng ĐẠI HỌC TỪ XA

156/109 Trường Chinh, Đồng Hòa, Kiến An, Hải Phòng (Đường bến xe Miền tây cũ đi vào)

14-15 BT1, Khu đô thị Tân Tây Đô, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội

Học Đại Học Ngành Công Nghệ Thông Tin Hệ Từ Xa

Xu Hướng Mới Trong Giáo Dục
cong-nghe-thong-tin

Tổng quan chương trình

Tên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin (Information Technology)

Bậc đào tạo: Đại học – Hệ từ xa

Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư

Thời gian học: 3,5 năm
(Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học được xét miễn môn và rút ngắn thời gian đào tạo)

      Trong thời đại số hóa, Công Nghệ Thông Tin (CNTT) đóng vai trò then chốt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Học Đại học Ngành Công Nghệ Thông Tin hệ từ xa đang trở thành xu hướng mới, mang lại cơ hội học tập cho những người muốn nâng cao kiến thức mà không bị giới hạn bởi thời gian và địa điểm. Bài viết này sẽ khám phá những lợi ích, cơ hội và thách thức khi theo học ngành này qua hình thức đào tạo từ xa.

 

Lợi Ích Khi Học Ngành Công Nghệ Thông Tin Hệ Từ Xa

Linh Hoạt Thời Gian và Địa Điểm

      Hệ đào tạo từ xa cho phép sinh viên học tập bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu, giúp họ dễ dàng cân bằng giữa học tập, công việc và cuộc sống cá nhân.

Tiết Kiệm Chi Phí

      Học từ xa giúp giảm bớt các chi phí liên quan đến đi lại, ăn ở và các khoản chi phí sinh hoạt khác, làm cho việc học trở nên kinh tế hơn.

Tiếp Cận Nguồn Tài Liệu Phong Phú

      Sinh viên có thể tiếp cận các tài liệu học tập phong phú và các khóa học trực tuyến từ nhiều nguồn khác nhau, giúp mở rộng kiến thức và kỹ năng.

Kiến thức, năng lực chuyên môn kỹ sư công nghệ thông tin

Kiến thức chuyên môn

Kiến thức cơ bản: Nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức cơ bản, kiến thức đại cương bậc đại học: Lý luận chính trị, Toán cao cấp, Pháp luật đại cương, Ngoại ngữ. Có kiến thức về rèn luyện thể chất và giáo dục quốc phòng để tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Kiến thức cơ sở ngành: Có kiến thức chuyên môn vững vàng để thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực rộng của ngành học:

     – Kiến thức về hệ thống tính toán (Máy tính)

     – Tư duy lôgic tốt về lập trình và các ngôn ngữ lập trình

     – Kiến thức về cơ sở dữ liệu, phương pháp thiết kế đánh giá cơ sở dữ liệu

     – Cấu trúc dữ liệu và các giải thuật…

Kiến thức chuyên ngành: Hiểu biết sâu rộng và và vận dụng tốt các kiến thức chuyên ngành hẹp về:

     – Công nghệ Mạng

     – Công nghệ Đồ họa

     – Thiết kế và xây dựng các hệ thống tính toán, xử lý thôrig tin

     – Thiết kế, xây dựng và khai thác các hệ thống dữ liệu

     – Các công nghệ phát triển phần mềm ứng dụng.

Năng lực nghề nghiệp

     Biết vận dụng tư duy thiết kế tổng hợp từ các kiến thức Cơ bản, cơ sở, chuyên ngành được đào tạo kết hợp với các kiến thức cá nhân tự trang bị vào các hoạt động chuyên môn: Khảo sát, thiết kế hệ thống thông tin, lập trình; thiết kế, lắp đặt và quản trị hệ thống mạng.

     Có khả năng hiện thực hóa (độc lập hoặc theo nhóm) các nội dung của ý tưởng thiết kế về hệ thống thông tin.

 

Các kỹ năng được học

Kỹ năng cứng

      Biết vận dụng tư duy thiết kế tổng họp từ các kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành được đào tạo kết hợp cùng với các kiến thức cá nhân tự trang bị vào các hoạt động chuyên môn.

      Có khả năng độc lập nghiên cứu, truyền đạt các ứng dụng CNTT.

      Có năng lực khảo sát thiết kế xây dựng hệ thống thông tin, thiết kế triển khai các hệ thống mạng máy tính và các hệ thống nhúng.

      Có khả năng tìm hiểu, vận dụng khai thác và chuyển giao các sản phẩm Công nghệ Thông tin.

      Có khả năng tham gia các ứng dụng về dịch vụ hành chính công (chính phủ điện tử), triển khai vận hành khai thác Thương mại điện tử.

Kỹ năng mềm

      Có kỹ năng làm việc theo nhóm: Có khả năng tham gia tích cực, có hiệu quả, đúng chức năng trong các nhóm dự án triển khai về CNTT, năng động sáng tạo trong công việc.

      Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, viết và trình bày các báo cáo sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

      Có khả năng quản lý dự án CNTT, quản lý thời gian và điều hành công việc hiệu quả.

 

Vị trí làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học công nghệ thông tin

      Giảng dạy CNTT tại các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông (cần thêm chửng chỉ nghiệp vụ sư phạm).

      Nghiên cứu Khoa học thuộc các lĩnh vực: Công nghệ phần mềm, công nghệ mạng và các hệ thống nhúng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng…

      Làm việc ở bộ phận CNTT hoặc ứng dụng CNTT của cảc đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, viễn thông, điện lực, đường sẳt, xây dựng…). Đặc biệt đối với các hệ thống ngân hàng, tài chính, thương mại.

      Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài.

      Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông, hệ thống nhúng.

 

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

      Sinh viên ngành CNTT sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.

      Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn và dài hạn để nâng cao cập nhật kiến thức.

      Đủ trình độ học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) chuyên ngành CNTT tại các Viện, Trường trong và ngoài nước.