Chương trình đào tạo trực tuyến ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Mở Hà Nội cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn và năng lực nghề nghiệp về ngành luật, đồng thời chuyên sâu hơn trong lĩnh vực luật kinh tế để giải quyết các vấn đề pháp lý trong công việc và cuộc sống. Học viên cũng được trang bị kiến thức bổ trợ về kinh tế, quản trị, kế toán để phục vụ cho nghề nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng áp dụng pháp luật, thực hành nghề nghiệp, tư duy phản biện và được bồi dưỡng hình thành thái độ văn hóa ứng xử pháp lý và tuân thủ pháp luật.
4. Mục tiêu đào tạo:
– Với mục tiêu trang bị cho người học kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan; nắm vững kiến thức lý luận và định hướng chuyên sâu kiến thức thực tiễn về pháp luật kinh tế; phương pháp tư duy pháp lý, ý thức pháp luật, kĩ năng nghiên cứu, áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực pháp luật kinh tế
5. Các vị trí việc làm :
– Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Mở Hà Nội đã có những đổi mới cơ bản theo hướng tăng cường kiến thức thực tiễn và thời gian thực tập, thực hành nghề nghiệp tại các cơ quan bảo vệ pháp luật và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, bảo đảm khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Mở Hà Nội có thể thực hiện các công việc sau:
+ Tự thành lập các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý hoặc sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực của nền kinh tế. 1
+ Làm việc cho các văn phòng, công ty luật hoặc hành nghề luật sư độc lập, tư vấn pháp lý hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.
+ Làm luật sư nội bộ, nhân viên pháp chế trong các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.
+ Làm việc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý và đào tạo luật, đặc biệt trong lĩnh vực chuyên ngành luật kinh tế.
+ Làm việc trong hệ thống cơ quan các cấp thuộc ngành Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Thi hành án dân sự và Tổ chức trọng tài với vai trò là thư ký tòa án, thẩm tra viên, kiểm tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, trọng tài viên…
+ Làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước các cấp về Xây dựng pháp luật, Thi hành pháp luật, Quản lý nhà nước về kinh tế.
Đối tượng tuyển sinh:
Tốt nghiệp phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo6
Tốt nghiệp Trung cấp
Tốt nghiệp Cao Đẳng
Tốt nghiệp Đại học
Sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ