Công tác xã hội (social work) là hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Qua đó công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội. Công tác xã hội giúp xã hội phát triển hài hòa, bền vững và bình đẳng.
Ngành Công tác xã hội cung cấp những kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhằm giải quyết các vấn đề xã hội như: tình trạng sức khoẻ tâm thần, dịch bệnh, dịch chuyển về kinh tế và văn hoá, thay đổi nghề nghiệp, đói nghèo, thiên tai,…
Chương trình đại học ngành Công tác xã hội thuộc Trường ĐHKHXH&NV đã được triển khai từ năm 2006 cho đến nay và hàng năm có hàng trăm sinh viên đăng ký theo học. Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội của trường được thiết kế dựa trên Chương trình Thăng tiến giáo dục công tác xã hội (SWEEP) và ý kiến đóng góp của nhà tuyển dụng, chuyên gia, cựu sinh viên nên vừa đáp ứng tiệm cận các chương trình quốc tế, vừa phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Ngoài những môn học đại cương thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên ngành Công tác xã hội được trang bị kiến thức cơ bản về công tác xã hội trong các lĩnh vực của đời sống qua nhiều môn học chuyên ngành: Công tác xã hội với gia đình và trẻ em, Công tác xã hội nhóm, Công tác xã hội trong trường học, Công tác xã hội với người khuyết tật, Tham vấn tâm lý, Tổ chức và phát triển cộng đồng,… Theo định hướng đào tạo, cử nhân ngành Công tác xã hội được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở chuyên ngành và kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội, có phương pháp tư duy khoa học, phẩm chất đạo đức và năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội đặt ra. Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội được kiểm định theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) – tổ chức kiểm định uy tín hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Kiến thức
– Sinh viên được cung cấp các kiến thức về Chính trị, Pháp luật, Xã hội học làm cơ sở thực hành nghề. Các kiến thức về nghề nghiệp Công tác xã hội, công tác xã hội với cá nhân, nhóm và cộng đồng, kiến thức về chính sách an sinh xã hội với các nhóm đối tượng đặc thù; dân số kế hoạch hóa gia đình;
– Được trang bị các kiến thức về tổ chức các hoạt động văn hóa, tổ chức huy động nguồn lực;
– Được trang bị kiến thức về giao tiếp, thương thuyết, vận động;
– Nắm chắc hệ thống lý thuyết về hành vi con người, về hệ thống, lý thuyết tâm lý ứng dụng trong giải quyết vấn đề của đối tượng;
– Nắm vững kiến thức tham vấn, trị liệu tâm lý;
– Nắm vững kiến thức quản trị công tác xã hội;
– Được trang bị kiến thức về nghiên cứu trong công tác xã hội;
– Sử dụng Tiếng Anh chuyên ngành để tham khảo tài liệu và giao tiếp với người nước ngoài;
– Ứng dụng thành thạo tin học trong công việc văn phòng và biết tìm kiếm, xử lý thông tin trên Internet phục vụ công việc chuyên môn.
Kỹ năng
– Vận dụng tốt và linh hoạt các kỹ năng lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn, tham vấn, trợ giúp đối tượng;
– Thành thạo kỹ năng truyền thông vận động, kỹ năng giám sát, đánh giá, thu thập thông tin;
– Có khả năng kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề công tác xã hội, những tình nguyện viên ở cơ sở;
– Tổ chức được các chương trình hỗ trợ đối tượng;
– Vận dụng tốt kỹ năng giải quyết xung đột trong nhóm và gia đình;
– Thực hiện tốt kỹ năng thương thuyết;
– Thực hiện tốt kỹ năng trị liệu tâm lý;
– Thực hiện tốt kỹ năng xử lý khủng hoảng;
– Thực hiện tốt kỹ năng quản trị trong công tác xã hội.
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành Công tác xã hội có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau:
– Làm việc ở những doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài
Bạn sẽ đóng vai trò là người tham mưu, hỗ trợ cho các tổ chức, chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho những cán bộ công nhân viên của họ. Nhân viên Công tác xã hội sẽ gắn kết giữa doanh nghiệp với công nhân, giữa doanh nghiệp với xã hội, từ đó cải thiện các mối quan hệ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
– Công tác tại các trường học
Tại đây bạn sẽ là người giúp đỡ nhà trường trong việc xây dựng, quản lý các chính sách, hạn chế các thói quen xấu và phát huy các thế mạnh của nhà trường. Kết nối giữa các tổ chức xã hội khác và nhà trường, giúp đỡ học sinh và giáo viên vượt qua khó khăn đang gặp trong quá trình học và dạy, chăm sóc đời sống tinh thần cho những học sinh và cán bộ công nhân viên của nhà trường.
– Làm việc tại các sở ban ngành ở thành thị và nông thôn
Bạn cũng có thể đảm nhận công tác xóa đói giảm nghèo, kết nối các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế với cộng đồng để giải quyết những vấn đề liên quan đến Kinh tế – Xã hội như: đẩy lùi tệ nạn; xóa đói giảm nghèo; trẻ mồ côi, người sống neo đơn; ô nhiễm môi trường; vệ sinh môi trường; sức khỏe sinh sản,…nhằm hướng đến một cộng đồng phát triển bền vững.
– Tham gia công tác xã hội ở các bệnh viện
Nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện là người hỗ trợ các y bác sĩ trong việc tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, phân loại bệnh nhân, hỗ trợ chăm sóc người bệnh,…để giảm bớt khó khăn trong quá trình sử dụng và tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh.
– Công tác trong các tổ chức phi chính phủ
Một hướng đi khác được rất nhiều cử nhân ngành Công tác xã hội lựa chọn đó là làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, các dự án, trung tâm phát triển xã hội.
– Tham gia nghiên cứu tại các viện và giảng dạy ở các cơ sở giáo dục
Bạn cũng có thể giam gia vào việc giảng dạy các môn chuyên ngành liên quan đến công tác xã hội. Hoặc tham gia nghiên cứu chuyên sâu tại những viện nghiên cứu về công tác xã hội.
NHỮNG TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Để lựa chọn một ngành nghề, điều quan trọng đầu tiên cần phải xác định xem mình có thực sự phù hợp với ngành đó không. Bởi vì chỉ khi có những tố chất và phẩm chất phù hợp với ngành, bạn mới có thể phát huy hết khả năng của mình. Với ngành Công tác xã hội, một ngành khá đặc thù, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên lựa chọn nếu:
Bạn thích hoạt động trong cộng đồng, tự tin và năng động.
Đam mê cống hiến và muốn chia sẻ công việc xã hội.
Bền bỉ, kiên trì và nhẫn nại.
Có khả năng giao tiếp tốt, hoạt bát và có kỹ năng làm việc nhóm
Các chuyên viên ngành Công tác xã hội phải tuân theo tiêu chuẩn đạo đức quốc tế dành cho hệ thống nghề nghiệp Công tác xã hội được IFSW thông qua vào năm 1976. Những quy tắc này được chia ra 5 hạng mục:
1. Tiêu chuẩn về ứng xử đạo đức chung.
2. Tiêu chuẩn về ứng xử với thân chủ.
3. Tiêu chuẩn về ứng xử tại cơ quan và tổ chức.
4. Tiêu chuẩn về ứng xử với đồng nghiệp.
5. Tiêu chuẩn về ứng xử nghề nghiệp trong lĩnh vực Công tác xã hội.
Tối ưu chi phí, thời gian học cho người học, giảm trừ các học phần đã học ở chương trình trung cấp, cao đẳng hay đại học khác.
Tài liệu được sắp xếp và phân chia theo từng mục rõ ràng, giúp người học có thể truy cập bất kỳ khi nào.
Không mất các chi phí ăn ở, đi lại trong quá trình học. Không có các chi phí phát sinh khác.
Hỗ trợ giải đáp, cung cấp các giải pháp trong công việc thực tế, hỗ trợ tối đa cho người học trong quá trình học tập.
Người tốt nghiệp được Trường Đại học Vinh cấp bằng đại học, được công nhận danh hiệu cử nhân hoặc kỹ sư, được quyền tiếp tục học chuyển tiếp lên các bậc học cao hơn.
Kiến thức chuyên ngành phục vụ công việc trong tương lai. Dễ dàng tìm kiếm những công việc có thu nhập tốt, có khả năng phát triển bản thân.
Chất lượng đào tạo tốt, phù hợp với xu thế công việc, nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng áp dụng vào công việc thực tế.